Skip to content

CEM Education

THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG HỐ MÓNG SÂU

  • Tác giả: Nguyễn Bá Kế
  • NXB Xây dựng Hà Nội
  • Năm xuất bản: 2010

GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN SÁCH

Trong dự án này, CEM mang tới các bạn sinh viên nguồn tài liệu phong phú về chuyên ngành Xây dựng. Đặc biệt là hoàn toàn MIỄN PHÍ, được cập nhật và bổ sung thường xuyên, các bạn theo dõi để không bỏ lỡ những tài liệu bổ ích nhé.
Nếu thấy hay các bạn hay chia sẻ tới nhiều người giúp CEM nhé. Xin cảm ơn.

LỜI MỞ ĐẦU

Nhu cầu khai thác không gian dưới mặt đất trong xây dựng công trình, nhất là ở các đô thị lớn, ngày càng nhiều do cần tiết kiệm đất đai, do yêu cầu thông thường của thành phố hiện đại và cũng do sự ứng phó các tình trạng khẩn cáo trong phòng vệ dân sự. 

Những công trình hoặc một phần công trình loại này thường đượt đặt sâu vào trong nền đất, ngoài phải chịu những tác động như những công trình đặt trên mặt đất mà còn phải chịu những tác động đặt biệc của môi trường đất xung quanh. Phương diện thiết kế, nhất là phương diện thi công, cần có những xem xét, nghiên cứu riêng biệt. 

Hiện nay, ở nước ta còn thiếu nhiều tài liệu chuyên khảo viết về thiết kế và thi công loại công trình hay bộ phận ngầm nằm dưới mặt đất. Sau đây, để đơn giản gọi là công trình ngầm. 

Trong nhiều công việc kỹ thuật liên quan đến công trình ngầm, quyển sách này chỉ đề cập đến một vấn đề nhỏ trong quá trình xây dựng công trình ngầm, đó là “Thiết kế và thi công hố móng sâu”. Vấn đề mà trong các giáo trình nền móng của các trường đại học kỹ thuật bị xem khá nhẹ. Hơn nữa, sách chuyên khảo tương đối tập trung lại càng thiếu vắng nên không ít cán bộ thiết kế và thi công hố móng sâu gặp nhiều bỡ ngỡ trong công tác thực tế của mình khi xây dựng các công trình kỹ thuật khác như các hầm ngầm chui qua đường phố, các đường ống kỹ thuật chung đặt sâu dưới đất trong thành phố hay trong khu cong nghiệp hoặc gara oto ngầm, tổ hợp dịch vụ nằm dưới mặt đất v.v… Đó chính là đối tượng công trình mà quyển sách này muốn hướng tới để đáp ứng. 

Vì đây có thể là tài liệu chuyên khảo đầu tiên thuộc loại này ở nước ta nên người viết cố gắng trình bày tương đối tông rhojpw và buộc nó phải chứa đựng rất nhiều vấn đề kỹ thuật, mà ở nước ngoài, mỗi chương như vậy đã cần một hay nhiều quyển trình bày. Vì vậy, người sử dụng có thể đọc nó theo chương mà mình quan tâm, tuy nhiên không nên bỏ qua các chương từ mở đầu đến chương 3, do đây có thể xem như phần “đầu vào” cho các chương tiếp theo.

Có thể có một số phần nói hơi sâu về cơ chế tương tác giữa đất và kết cấu chắn giữ, viết hơi kĩ về cách diễn toán v.v… Do đó, đề thực dụng, tác gia đều có trình bày những phân tích tính toán cho một vài công trình thực tế, mà người đọc có thể xem như cách thực hành cho mình khi có thể bỏ qua các phần lý thuyết trước đó. Tuy nhiên, một số bài toán tính kết cấu chắn giữ đã cố gắng dẫn dắt đến các ma trận trương ứng mà dựa vào đó người thiết kế có thể xây dựng phần mềm thích hợp để tính toán cho đơn vị hoặc công ty của mình. Song với cach nhìn xa hơn và tiếp cận với tính toán hiện đại hơn, trong sách và nhất là ở phụ lục cuối sách đã trình bày cách sử dụng phần mềm Plaxis (Hà Lan) hiện có tính thương mại rộng rãi và tương đối hoàn thiện hơn so với các phần mềm khác để phục vụ cho việc tính toán công trình ngầm nói chung và tính toán hố móng sâu nói riêng. 

Như bản thân tên sách đã tự nói, muốn giải quyết vấn đề này cần có kiến thức tương đối tốt của 3 lính vực: kết cấu, nền móng và môi trường địa kỹ thuật. Bài toán sẽ trở nên phức tạp và có yêu cầu kỹ thuật cao hơn khi nó được thi công trong những khu vưc chất hẹp của đô thị vì ở đó, hố móng được dự định thi công có thể đặt gần những công trình kỹ thuật đô thị đã xây trước đó, mà việc gây ảnh hướng xâu đến chúng do việc đào hố móng gây ra là không cho phép. Do đó, người thiết kế và thi công phải tìm cách dự tính những chuyển vị của đất, của công trình quanh hố móng và trong nhiều trường hợp, phải thực hiện những quan trắc cần thiết để kiểm soát quán trình thi công. Trong chương 10 và chương 12 đã cố gắng trình bày vấn đề này mà với quan điểm và khái niệm của địa kỹ thuật hiện đại, gần đây trong không nhiều tài liệu nước ngoài đã viết về chúng.

Tác giả

MỤC LỤC SÁCH

Chương 1: Khảo sát cho thiết kế và thi công công trình chắn giữ nước hố móng sâu.

Chương 2: Tải trọng tác động lên kết cấu chắn giữ

Chương 3: Chắn giữ bằng cọc trộn dưới sâu

Chương 4: Chắn giữ bằng cọc hàng

Chương 5: Chắn giữ bằng tường liên tục trong đấy

Chương 6: Thanh chống

Chương 7: Thanh neo trong đất

Chương 8: Đinh đất chắn giữ hố móng

Chương 9: Hạ mực nước ngầm và đào đất

Chương 10: Chuyển vị của đất quanh hố móng

Chương 11: Sự cố và xử lý sự cố hố móng

Chương 12: Quan trắc hố móng

Phụ lục: Chỉ dẫn sử dụng phần mềm địa chất kỹ thuật Plaxis tính toán công trình trong đất

Các khóa học liên quan